Trong ngành gia công cơ khí hiện nay, đặc biệt là nhánh nhỏ nhỏ của lĩnh vực gia công kim loại là gia công sắt, công nghệ cắt laser sắt được ứng dụng ngày càng phổ biến và là lựa lựa chọn hàng đầu giữa các phương pháp cắt sắt hiện có trên thị trường. Vậy vì lý do gì mà phương pháp này lại được ưa chuộng đến vậy? Bài viết dưới đây giúp bạn có được câu trả lời để giải quyết thắc mắc này.
Xem thêm các dịch vụ khác:
+ Địa chỉ khắc laser trên kim loại tại Hà Nội uy tín chất lượng
+ Giới thiệu về công nghệ khắc laser bằng ăn mòn kim loại
1. Các phương pháp cắt sắt hiện có trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các cách khác nhau để gia công sắt tùy vào độ dày của bề mặt vật liệu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở dưới đây:
1.1 Cắt thủ công
Máy cưa lọng chính là loại máy được sử dụng để gia công sắt trong phương pháp cắt thủ công này. Theo quy trình thường gặp, người thợ sẽ vẽ bản phác thảo hình dáng cũng như kích thước tương ứng của sản phẩm lên mặt giấy, sau sau đó sẽ tiến hành đặt chúng lên bề mặt vật liệu và cắt theo đường đã vẽ.
Trong các phương pháp cắt sắt hiện có trên thị trường thì đây là phương pháp có chi phí thấp nhất, tuy nhiên lại tồn tại nhược điểm sau:
- Năng suất lại không cao và chất lượng sản phẩm sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề người thợ.
- Nhược điểm tiếp nữa của phương pháp này chính là chỉ áp dụng được với các sản phẩm có hình dáng đơn giản.
- Đường cắt tay nên rất thô sơ, lưu lại lại vết răng cưa nên cần gia công xử lý lại.
1.2 Ăn mòn điện hóa
Cắt sắt bằng phương pháp ăn mòn điện hóa có thể hiểu đây là kỹ thuật sử dụng hóa chất để loại bỏ những phần vật liệu không cần thiết và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Người thợ sẽ tiến hành cắt decal theo phần hình dáng mà mình muốn bảo về, sau đó sẽ dán trực tiếp lên bề mặt chất liệu.
- Tiếp đó, đổ hóa chất ăn mòn kim loại lên toàn bộ bề mặt, những vị trí không được dán decal bảo vệ sẽ bị hóa chất ăn mòn.
Về nhược điểm, phương pháp cắt sắt này cho chất lượng sản phẩm không ổn định, độ sắc nét của vết cắt không cao, tốc độ cắt sẽ được quyết định bởi loại hóa chất ăn mòn được chọn để sử dụng. Thế nên, cắt sắt bằng hóa chất ăn mòn chỉ phù hợp với những sản phẩm có kích thước nhỏ và mỏng.
1.3 Cắt sắt bằng tia nước
Phương pháp cắt sắt bằng tia nước là kỹ thuật sử dụng hỗn hợp giữa nước và hạt đá mài tạo thành tia nước có áp suất lớn và tốc độ cao để cắt kim loại sắt. Bên cạnh đó, nhờ vào lực cắt lớn của mình mà phương pháp này còn được sử dụng để cắt các loại vật liệu có độ cứng cao khác như đá, bê tông,…
1.4 Cắt bằng máy Plasma CNC
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng tia Plasma với nhiệt độ cao truyền tới đầu cắt và luồng khí áp suất lớn trong buồng khí để đốt cháy và thổi bay kim loại, sắt ra khỏi rãnh cắt. Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cắt sắt bằng tia Plasma sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như: Cường độ dòng điện, luồng khí sử dụng, khoảng cách từ đầu cắt đến bề mặt vật liệu và tốc độ cắt.
Nhược điểm của phương pháp này là cho ra sản phẩm có độ chính xác không cao, vết cắt không có đủ độ mượt bởi máy cắt Plasma thường có tốc độ lớn nên rất khó để người sử dụng có thể điều chỉnh khoảng cách cắt chính xác. Bên cạnh đó, đường cắt sẽ bị cháy nám nên sản phẩm cần phải gia công xử lý lại trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
1.5 Cắt sắt bằng công nghệ laser
Cắt laser sắt chính là công nghệ gia công tiên tiến và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay vì tính tối ưu của mình. Có thể kể đến những ưu điểm nổi bật của phương pháp cắt sắt này như:
- Tốc độ cắt cao và chính xác thông qua hệ thống phần mềm hiện đại và chính xác
- Cắt được hầu hết các vật liệu kim loại và phi kim (kể cả những kim loại có tính phản quang như đồng, nhôm,…)
- Vết cách sắc và đủ độ mượt
- Độ chính xác gần như như tuyệt đối
Điểm cộng cho phương pháp cắt laser sắt chính là việc kỹ thuật này có thể áp dụng để gia gia công những sản phẩm có kích thước rất nhỏ hoặc sản phẩm nhiều chi tiết với hình dáng phức tạp. Không chỉ vậy, máy cắt laser còn có khả năng cắt kim loại ống với độ dày lên đến 14mm và đường kính 250mm.
2. So sánh cắt sắt laser với những công nghệ khác
Để so sánh một cách chi tiết và xác đáng hơn về phương pháp cắt sắt laser với những công nghệ khác, chúng ta cùng soi vào các mặt sau đây:
2.1 Về tính ứng dụng
Máy cắt laser sắt là một thiết bị hiện đại, được rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng rộng rãi, nó có khả năng cắt được đa dạng vật liệu từ kim loại đến phi kim. Laser Fiber là loại máy thường được dùng chuyên để gia công kim loại sắt, cho ra sản phẩm với độ chính xác gần như tuyệt đối và khả năng biến dạng cực kỳ thấp.
Ngược lại, máy cắt tia nước có nguyên lý hoạt động theo dạng cắt lạnh, nghĩa là bề mặt vật liệu sẽ không bị máy làm biến dạng nhiệt và không cần làm nguội. Chính vì lẽ đó, phương pháp này thường sẽ phù hợp hơn với việc cắt phá các khối bê tông cốt thép.
Với tính ứng dụng cũng khá đa dạng, máy cắt Plasma thường được dùng để gia công được vật liệu như inox, đồng, thép cacbon, gang, nhôm… với hiệu ứng nhiệt rõ ràng.
2.2 Về độ dày bề mặt của vật liệu
Về độ dày bề mặt của vật thì thì các máy có thể cắt được:
- Cắt laser cắt: cắt được bề mặt vật liệu với độ dày tối đa 25mm
- Cắt bằng tia nước: cắt được bề mặt vật liệu với độ dày tối đa 100mm
- Cắt bằng máy cắt Plasma: độ dày bề mặt vật liệu của sẽ thấp hơn 120mm (tối đa 20mm với vật liệu kim loại)
Bên cạnh đó, tốc độ của máy cắt laser sẽ từ 4m/phút đến 85m/phút tùy vào tấm kim loại dày hay mỏng, khi chiều dày của tấm sắt tăng lên thì tốc độ cắt sẽ giảm rõ rệt.
2.3 Về tốc độ cắt
Khi sử dụng máy cắt laser có công suất 1000W – 12000W để cắt tấm sắt có bề dày 2mm thì tốc độ cắt tối đa có thể lên đến 6m/phút. Đối với vật liệu mềm nhẹ hơn như nhựa PP thì tốc độ cắt có thể đạt đến 12m/phút.
Trái ngược với máy cắt laser sắt, máy cắt tia nước hoạt động với tốc độ khá chậm nên không được phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt. Máy cắt Plasma cắt được vật liệu với tốc độ tương đối chậm, độ chính xác của đường cắt không cao, chỉ thích hợp khi cắt kim loại tấm.
2.4 Về độ chính xác
Độ cắt chính xác của các phương pháp cắt sắt hiện có trên thị trường cụ thể như sau:
- Máy cắt laser sắt: Độ chính xác khi cắt sản phẩm có thể lên đến ± 0.2mm
- Máy cắt tia nước: Độ chính xác khi cắt sản phẩm là ± 0.1mm
- Máy cắt Plasma: Độ chính xác khi cắt sản phẩm là <1mm
Mạch cắt mà máy cắt laser sắt tạo ra sẽ là mạch cắt hẹp, hai cạnh của khe cắt song song và vuông góc với bề mặt vật liệu. Khe hở mà máy máy cắt laser sắt tạo ra cũng rất nhỏ (chỉ 0.5mm), trong khi đó máy cắt Plasma có mạch cắt lớn hơn (từ 1 – 2mm). Với máy cắt bằng tia nước, khe cắt sẽ có độ rộng từ 0.8 – 1.2mm.
3. Minh Phú laser – Địa chỉ cắt laser sắt chất lượng – giá rẻ
Qua những tiêu chí so sánh ở trên, có thể thấy được điểm khác biệt giữa gia công cắt laser sắt với các công nghệ khác. Chính những điểm khác biệt này đã khiến phương pháp cắt laser sắt trở thành phương pháp gia công hàng đầu cho các doanh nghiệp, tổ chức. Minh Phú laser nhiều năm qua luôn là địa chỉ nổi tiếng về sản xuất và gia công trên mọi chất liệu với giá thành cạnh tranh.
Với hệ thống máy cắt laser, máy khắc laser hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài – Minh Phú Laser cam kết đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật Châu Âu, Châu Mỹ. Bên cạnh đó là kho dữ liệu mẫu đồ sộ và đa dạng để quý khách chọn lựa nếu quý khách chưa có bản vẽ sẵn.
Minh Phú laser đảm bảo mang đến cho quý khách mức giá tốt nhất trên thị trường, dù là bất cứ đơn hàng không kể lớn nhỏ sẽ đều tận tình tư vấn nhằm đem lại cho khách hàng sự sự trải nghiệm tốt nhất. Sự hài lòng của quý khách hàng chính là sự ưu tiên hàng đầu tại Minh Phú laser.
Bằng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực laser, hiện tại các nhà xưởng Minh Phú Laser đã có các chi nhánh trải dài các quận ở Hà Nội bao gồm các chi nhánh: Quận Cầu Giấy, Quận Hai Bà Trưng, Quận Thanh Xuân, Quận Hà Đông.
Bài viết trên đây là những thông tin về điểm khác biệt giữa gia công cắt laser sắt với các công nghệ khác. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ gia công cắt laser sắt hay bất cứ loại vật liệu nào thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0911 828 963 để nhận sự hỗ trợ chi tiết nhất từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp!